Hồi tháng 7, một người bạn rủ tôi xem bộ phim có tên “Bản đồ cho ngày thứ bảy”. Nó thật tuyệt. Nó chỉ đơn giản một bộ phim tuyệt vời nhất về những chuyến viễn du. Nếu một lúc nào đó bạn muốn tìm hiểu tại sao chúng tôi đi du lịch và có cái nhìn rõ hơn về cuộc sống trải dài theo những cung đường, bạn nên xem bộ phim này. Tôi đã vài lần cho những người bạn ở cùng phòng nghỉ xem. Và tôi cũng có cơ hội phỏng vấn Brook Silva Braga về bộ phim này và trải nghiệm của anh ta. Hiện tại, Brook đang quay một bộ phim mới về Châu Phi. Vài tháng trước, anh ấy cho tôi xem qua một số thước phim, bây giờ thì bộ phim đã được công chiếu, tôi nghĩ sẽ khá là hay nếu tôi và anh ấy có thể trò chuyện qua về nó.
Nomadic Matt: Tại sao anh lại bắt tay vào làm bộ phim tài liệu này? Nó khác xa so với bộ phim trước của anh.
Brook: Đúng vậy, nó quả thực rất khác. Khi đó tôi nghĩ là tôi chắc chắn phải tìm ra một ý tưởng khác sau khi “Bản đồ cho ngày thứ bảy” được công chiếu. Tôi có cơ hội đi du lịch ở Châu Phi trong khoảng một năm và tôi quyết định sẽ làm phim về nơi đây. Có thể bởi vì “Bản đồ cho ngày thứ bảy” tập trung quá nhiều vào cuộc sống của người nước ngoài nên lần này tôi sẽ chỉ tập trung về người dân bản xứ.
Trong “Bản đồ cho ngày thứ bảy”, tôi chỉ đề cập đến việc đi du lịch, về bản thân dù tôi nghĩ mình cần phải tìm kiếm một ý tưởng mới. Chỉ có điều, bởi vì việc làm phim khiến bạn phải sống với một chủ đề nhất định trong một khoảng thời gian khá dài nên khi nó kết thúc, bạn mới có thể sẵn sàng làm vệc khác. Chưa hết, nếu bạn làm phim theo một thể loại, ý tưởng nhất định đến lần thứ hai, mọi người sẽ quen với việc bạn chỉ làm về chủ đề đó, còn tôi thì muốn làm nhiều hơn là thế.
Anh mong người xem sẽ hiểu được những gì ở bộ phim này?
Mong muốn của tôi là người xem sẽ có cái nhìn sâu hơn về cuộc sống khốn khó của người dân bình thường ở Châu Phi. Tôi nghĩ nó sẽ khiến người ta thấy hụt hẫng khá nhiều bởi những gì chúng ta nhìn thấy mới chỉ là một phần nhỏ của lục địa này, nơi mà những thứ thật sự tồi tệ đang xảy ra sau lớp màn che đậy của truyền thông phương tây. Ngoài ra, rất nhiều hình ảnh và câu chuyện về cuộc sống nơi đây được tạo ra bởi các nhóm hoặc tổ chức cứu trợ với mục đích cố gắng tạo ra sự quan tâm theo một chiều hướng nhất định. Tôi không thuộc bất kì tổ chức nào, vì vậy nên tôi có thể kể những câu chuyện thật sự về nó.
Làm thế nào mà anh có thể biết được các điểm cần phải đến để quay phim ở nơi này?
Một số người làm trong ngành dịch vụ hậu cần đã hướng dẫn tôi di chuyển từ nước này sang nước khác và có thể đến thăm rất nhiều nơi trên khắp lục địa. Chuyến hành trình đi qua 12 quốc gia đã cho tôi rất nhiều tư liệu để dựng phim. Tôi luôn tìm kiếm những người, địa điểm hay tình huống thú vị và luôn cố gắng cân bằng giữa các vùng khác nhau của lục địa, ví dụ như giữa môi trường nông thôn và thành thị.
Anh chọn người để quay lấy tư liệu thế nào? Đã có một quá trình phỏng vấn hay anh chỉ hỏi người lạ?
Mỗi lần đều khác nhau nhưng thường thì tôi sẽ chỉ đi bộ xung quanh một vùng, gặp ai đó thú vị và tìm hiểu xem những người đó có gì để tạo nên một thước phim tư liệu tốt. Cũng có những lúc tôi cố gắng để có tư liệu cụ thể bằng cách đi tìm một người thể hiện được nó. Đó là cách tôi gặp Bridgete sau một tháng ở Malawi cố gắng dõi theo một người phụ nữ vào ngày cô ấy sinh con.
Một số thử thách của việc quay phim ở Châu Phi là gì?
Trên nhiều phương diện khác nhau, Châu Phi là một nơi rất dễ để quay phim bởi vì mọi người rất cởi mở với cuộc sống của họ và không hề ngại trước máy quay. Thách thức ở đây là việc hậu cần bởi vì nếu bạn mất bộ chuyển đổi Duel Systems P2 của bạn, chắc chắn bạn sẽ không thể tìm thấy một bộ chuyển thay thế ở bất cứ đâu quanh vùng. Tôi đã may mắn để vượt qua chuyến đi của mình với tất cả các thiết bị còn nguyên vẹn nhưng đó là một mối lo ngại khá thường xuyên.
Hầu hết các cuộc nói chuyện về Châu Phi là nghèo đói và chiến tranh. Khi làm bộ phim này, những nhận thức đó có đúng với những gì mà anh muốn truyền tải không?
Tôi đồng ý rằng những chủ đề đó được đề cập lần này qua lần khác và tôi nghĩ rằng có hai lý do chính cho nó. Đầu tiên, những câu chuyện từ những vùng xa xôi trên thế giới này chỉ lên báo khi chúng lạ thường, và bi thảm, vì vậy chúng tôi thường chỉ nghe tin từ một nơi như Zimbabwe khi đất nước này có điều gì đó khủng khiếp.
Lí do còn lại thì khó có thể chấp nhận được theo ý kiến của tôi. Có quá nhiều người viết sách, làm phim tài liệu hoặc kể chuyện về Châu Phi và họ tự quyết định câu chuyện của họ sẽ là gì trước khi đặt chân lên lục địa. Mục đích của tôi trong việc phát hành “Một ngày ở Châu Phi” là tới đây và để những người tôi gặp viết lên kịch bản của bộ phim thay vì làm theo những gạch đầu dòng mà tôi đã chuẩn bị sẵn ở Manhattan.
“Một ngày ở Châu Phi” sẽ được đăng tải trên trang web chính thức - Một ngày ở Châu Phi. Tôi cũng khuyên bạn nên xem Bản đồ cho ngày Thứ Bảy.