Tại sao gọi là thiên đường dâu tây?
Cái này thì phải kể đến lịch sử ra đời của các vườn dâu tây tại đây rồi nè.
Câu chuyện bắt đầu từ khi có người đi nước ngoài về mang theo giống dâu tây Đà Lạt về để trồng thử. Khi cây ra trái, người nông dân thấy trái cây có vị thơm ngon, chua dịu mát, màu sắc lại bắt mắt nên quyết định mở trang trại để trồng theo đúng quy chuẩn Châu Âu. Rồi họ học hỏi kinh nghiệm từ nhau, học những phương pháp mới để trồng và trừ sâu hiệu quả cho đến khi cho ra loại quả ngon nhất, sạch nhất. Sau nhiều năm, dâu tây đã thành loại quả thương hiệu của Đà Lạt, được nhiều người đi Đà Lạt đặt về cho người thân, bạn bè.
Điều đặc biệt ở chỗ, trong khi ở các nước châu Âu, dâu tây chỉ được trồng trong 6 tháng mỗi năm thì ở Đà Lạt, nhờ vào khí hậu ổn định, môi trường trong lành, được người nông dân vô cùng chăm chút thì dâu tây có thể được trồng và hái quanh năm.
Phương pháp trồng dâu tây mới được áp dụng khiến cho năng suất cao hơn rất nhiều.
Dâu tây được trồng trong chậu sơ dừa lấy từ Bến Tre do cây có thể được cung cấp chất dinh dưỡng, hạn chế các loại bệnh hay gặp trên lá, trên thân cây…
Bên cạnh đó, các chậu dâu tây còn được đặt trên giàn cao trong nhà kính, một số còn được trồng trên các giàn ở ngoài trời bọc phủ ni-lông mỗi khi trời trở rét. Đó là lí do tại sao khi đến Đà Lạt, nhìn từ trên cao xuống, ta lại thấy xuất hiện những dải màu trắng xếp rất đều nhau, rất có thể là vườn dâu tây đấy!
Có trang trại còn sáng tạo khi dùng các tấm màu vàng có chứa dung dịch sinh học làm bẫy để loại trừ sâu bọ thay vì dùng thuốc trừ sâu như nhiều người lo ngại. Hệ thống tưới nước được làm tự động, dẫn nước giếng qua máy lọc nước rồi tưới cây qua từng ống dẫn nhỏ theo quy chuẩn Châu Âu.
Sau khoảng 2 tháng, cây sẽ cho ra quả. Năng suất của mỗi cây dâu là tầm 1kg/năm, mỗi sào tương đương 46kg quả. Sau đó người nông dân sẽ phải thay bằng giống cây khác
Nhiều vườn dâu tây đỏ rực rất thích mắt. Cùng với việc mua về làm quà, các vườn dâu tây cũng có thể được các “tín đồ selfie” tận dụng làm những background vô cùng dễ thương, độc đáo, bởi không phải nơi nào trên Việt Nam cũng có thể thích hợp để trồng dâu tây như ở Đà Lạt.
Thời tiết nào đi là thích hợp nhất?
Mùa dâu tây tại Đà Lạt là vào bao giờ? Nhìn chung, quanh năm bạn đều có thể ghé thăm các vườn dâu tây tại đây. Như đã nói ở trước, dâu tây ở Đà Lạt ra quanh năm. Tuy nhiên, thích hợp nhất vẫn là mùa xuân bởi đây là mùa mà dâu tây rộ nhất, bạn có thể mua được dâu tây dễ dàng với mức giá hợp lí hơn.
Mua dâu tây Đà Lạt ở đâu uy tín?
Để chọn được những hộp dâu tây xinh xắn “đúng chuẩn Đà Lạt” thì việc sở hữu thông tin là rất có ích phải không? Vậy thì để Onetour giới thiệu cho bạn 8 địa chỉ được các bạn trẻ sành ăn” săn lùng nhiều nhất” nhé!
1. Vườn Dâu Tây bán thủy canh cao cấp Vạn Thành - Đà Lạt
Loại dâu: dâu tây được trồng theo công nghệ Nhật Bản cao cấp
Dịch vụ: Bên cạnh tham quan du khách còn có thể tự do hái Dâu và mua tại vườn.
Giá vé: 20 000đ/1 người lớn. Trẻ em miễn phí.
2. Công ty Bio Fresh Đà Lạt
Địa chỉ: Bên trong khu du lịch Hồ Than Thở trên đường Hồ Xuân Hương, phường 10, TP. Đà Lạt
Loại dâu: Dâu Pháp và Dâu Newzealand.
Đặc điểm: Dâu Tây ở đây được trồng trên giàn cao hơn mặt đất khoảng 1m, tất cả công việc tưới nước, bón phân đều được tự động hóa, đảm bảo không có thuốc bảo vệ thực vật.
3. Vườn dâu Nhật tại Đà Lạt
Địa chỉ: 162 Thánh Mẫu, Phường 7, thành phố Đà Lạt.
Loại dâu: Dâu Tây trồng chủ yếu ở đây là loại Dâu Nhật
Đặc điểm: Được trồng trên giàn thủy canh giá thể cách mặt đất 80cm, Bạn có thể hái Dâu Tây tại vườn, hái cà chua và các sản phẩm rau, củ quả khác.
4. Vườn Dâu Bà Vai
Địa chỉ: Số 50 Hồ Xuân Hương, Đà Lạt.
Loại dâu: Dâu Tây New Zealand, dâu Pháp.
Đặc điểm: Dâu tây ở đây được trồng trên giá thể cách mặt đất 1m theo phương pháp bán thủy canh, không sử dụng thuốc trừ sâu, có thể hái Dâu Tây tại vườn
5. Vườn dâu của anh Nguyễn Lâm Thanh ở đường Đa Phú
Địa chỉ: 46 Đa Phú, Phường 7, Đà Lạt.
Loại dâu: New Zealand.
Đặc điểm: Dâu Tây ở đây được trồng theo công nghệ thủy canh trên giàn, tất cả quá trình chăm sóc dâu đều được tự động hóa và không sử dụng bất kỳ loại thuốc bảo vệ thực vật nào.
6. Vườn Dâu của anh Nguyễn Thành Trung ở phường 9
Địa chỉ: 35 Hồ Xuân Hương, Phường 9, Đà Lạt.
Loại dâu: Dâu New Zealand.
Đặc điểm: Dây Tây Đà Lạt tại vườn anh Trung đều được trồng trên giá thể cao hơn mặt đất khoảng 1 mét. Hoàn toàn sạch và không sử dụng bất kỳ thuốc bảo vệ thật vật nào.
7. Vườn Dâu Tây Phước Thọ.
Địa chỉ: 159A Thánh Mãu.
8. Một số vườn Dâu Ta trồng trên mặt đất cho du khách hái tại vườn.
- Vườn Dâu Tây cuối đường Triệu Việt Vương, trên đường đi Thiền Viện Trúc Lâm.
- Vườn dâu tây dưới chân núi LangBiang.
- Một số vườn Dâu Tây chú Hùng trên đường Thánh Mẫu - Phường 7, TP Đà Lạt.
- Vườn dâu Thủy Tiên: Akoroet, gần khu du lịch Thung lũng Vàng.
Những điều cần lưu ý
- Nói "không" với Dâu Tây tại vườn với giá 20.000đ/kg nhé!
- Bạn cần chắc chắn và nên đọc thêm những bài viết chia sẻ để tránh được mua phải hàng kém chất lượng
- Vào vườn Dâu tây, bạn nên đi theo hàng lối và quản lý trẻ em.
- Bạn có thể đọc thêm về cách phân biệt dâu tây Đà Lạt với dâu tây Trung Quốc để thêm kinh nghiệm khi du lịch Đà Lạt nhé
- Một vài vườn dâu Tây sẽ có thêm dịch vụ bán sản phẩm từ dâu tây Đà Lạt, bạn có thể từ chối nếu thấy không thích mua.
Mong rằng sau khi đọc các thông tin dưới đây, bạn sẽ có kế hoạch để đến Đà Lạt và mua sắm dâu tây thật thú vị nhé!
Onetour.vn - người bạn đáng tin cậy nhất đồng hành cũng bạn!
Ghi xong rồi thì còn chần chừ gì nữa mà không xếp ngay lịch hẹn với đám bạn "mê ăn uống" của bạn đến Đà Lạt ngay thôi nào. Cũng đừng quên đón xem các bài viết về kinh nghiệm du lịch Đà Lạt sắp tới của Onetour, sẽ còn nhiều điều thú vị đang chờ đón bạn nữa đấy.
Hãy lưu lại những lưu ý ở trên để có một tour du lịch Đà Lạt với nhiều kỉ niệm tuyệt vời nhất.!