1. Giới thiệu về làng đất sét Đà Lạt
Điểm du lịch Đường hầm đất sét Đà Lạt có rất nhiều tên gọi. Người dân địa phương nơi đây gọi là Làng đất sét còn du khách khi đến đây gọi là đường hầm điêu khắc. Gọi theo cái tên nào cũng đúng cả, tùy theo sở thích của từng người..
- Làng đất sét (đường hầm điêu khắc) nằm ở khu du lịch Hồ Tuyền Lâm, thuộc thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng.
- Giá vé: là 60.000đ/người lớn và trẻ em là 30.000đ.
- Thời gian tham quan từ 7h30 sáng và đóng cửa vào lúc 17h chiều. Thời gian tham quan toàn bộ đường hầm đất sét là gần 1 tiếng, bạn nên cân đối thời gian cho hợp lý.
2. Hướng dẫn cách di chuyển đến làng đất sét Đà Lạt
Đường hầm đất sét cách trung tâm thành phố đà lạt khoảng 15km.
Có khá nhiều đường đi tới đường hầm đất sét. Nếu gần đường nào, bạn đi đường đó cho tiện, sẽ đỡ tốn thời gian tìm đường.
2.1 Đi từ trung tâm thành phố
Các bạn search google map cho dễ hình dung nhé !
2.2 Đi theo hướng đèo Prenn
Nếu đi từ trên đèo xuống đoạn gần tới thác Datanla nhìn bên tay phải sẽ thấy 1 tượng Phật. Cùng với biển báo đi vào rất nhiều Resort như Teracotta, Dalat Edensee và Thiền Viện Trúc Lâm.
Rẽ theo các biển báo đi khoảng 1km lên 1 con dốc bạn sẽ thấy Hồ Tuyền Lâm trong xanh ngay trước mặt. Tiếp tục rẽ phải đi theo ven hồ khoảng hơn 1km nữa. bạn sẽ thấy 1 ngã 3 và rẽ trái, sau đó đi thêm khoảng 400m. Sẽ thấy 1 bảng chỉ dẫn bên tay phải chỉ đường vào đường hầm đất sét. Rẽ trái theo chỉ dẫn từ đây sẽ có 1 đường lớn bạn cứ tiếp tục đi và khoảng 6km nữa là tới.
3. Khám phá đường hầm đất sét A-Z
3.1 Đường hầm đất sét Đà Lạt có gì ?
Điều hấp dẫn du khách ghé thăm khu du lịch này là vì nó tái hiện về lịch sử thành phố Đà Lạt từ thuở ban sơ cho tới một Đà Lạt hiện đại và năng động như bây giờ.
3.2 Hai kỷ lục của đường hầm điêu khắc Đà Lạt
Trong đường hầm điêu khắc có một ngôi nhà đã được trung tâm sách kỷ lục Việt Nam xác nhận 2 kỷ lục đó là:
- Ngôi nhà đất đỏ Bazan không nung đầu tiên có phong cách độc đáo nhất
- Ngôi nhà đất đỏ Bazan không nung có mái đắp nổi hình bản đồ Việt Nam đầu tiên và có diện tích lớn nhất.
3.3 Quá trình xây dựng đường hầm điêu khắc Đà Lạt
3.3.1 Chủ đề thứ nhất
Chủ đề đầu tiên của anh Trịnh Bá Dũng - ông vua của đường Hầm Điêu Khắc, đã khắc họa lịch sử Đà Lạt theo các giai đoạn: từ thuở hoang sơ đến năm 1893 - năm mà Yersin khám phá ra cao nguyên Langbiang. Với những truyền thuyết về thiên nhiên hoang dã được khắc họa đầy đủ từ các loại thú rừng đến thiên nhiên hoang sơ.
3.3.2 Chủ đề thứ hai
Anh tái hiện lại tất cả những công trình kiến trúc. Văn hóa nổi tiếng nhất của xứ sở ngàn hoa. Như trường Lycée Yersin, khác sạn Palace, Viện pasteur, nhà thờ Con Gà. Và Trường đại học Đà Lạt, Chợ Đà Lạt, Chùa Linh Sơn, Cầu Ông Đạo….
Cuối cùng là Đà Lạt hiện tại và tương lai với nhiều kiến trúc mới, như: Sân bay Liên Khương, hồ Tuyền Lâm, đường cao tốc, thung lũng Tình yêu…”
3.4 Sự thành công trong việc xây dựng Làng Đất Sét
Sau 4 năm mày mò với đôi bàn tay lúc nào cũng lấm lem bùn đất, từng bị mọi người cho là ”khùng”, nhưng anh vẫn mặc kệ và tiếp tục theo đuổi niềm đam mê của mình. Cuối cùng thì thành công cũng mỉm cười với anh khi khu du lịch này được nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan.
Anh đã tìm ra được công thức biến đất sét thành một vật liệu xây dưng thân thiện với môi trường. Mà ngày nay ta gọi là vật liệu xây dưng không nung thân thiện với môi trường.. Đường hầm Điêu Khắc này thực sự là một sự đột phá mới
4. Những địa điểm tham quan gần kề đường hầm đất sét Đà Lạt
Khi tham quan xong đường hầm đất sét Đà Lạt. Du khách có thể tham quan thêm những địa điểm gần kề sau đây. Nó sẽ giúp du khách không phải tốn quá nhiều thời gian di chuyển:
- Hồ Tuyền Lâm Đà Lạt
- Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt
- Dinh 3 của vua Bảo Đại
- Cáp treo Đà Lạt – Đồi Robin
- Khu du lịch Thác Datanla Đà Lạt
- Nhà ma đầu đèo Đà Lạt
Kiến trúc của Làng đất sét (đường hầm điêu khắc) Đà Lạt rất độc đáo và bắt mắt. Từ những khối đất sét các nghệ nhân đã tạo ra những hình hài vô cùng bắt mắt gây tò mò cho khách du lịch !