- Danh sách những lâu đài kì thú ở Pháp bạn không thể bỏ qua
- Những điểm du lịch ở Pháp đáng để bạn du lịch nhất
Du lịch Paris từ trước đến nay vẫn được biết đến như là Kinh đô ánh sáng, thành phố của tình yêu và nghệ thuật, nhưng ít ai biết phía sau sự lấp lánh đó là cả một lịch sử tăm tối và u ám. Ở ngay dưới lòng đất của kinh đô nghệ thuật, vẫn còn đang tồn tại một nghĩa trang khổng lồ, hay còn biết đến dưới cái tên là Hầm mộ Paris.
Ở đó có cả một hệ thống chằng chịt các đường hầm đan xen nhau như một mê cung khổng lồ mà không ai biết được chính xác có bao nhiêu đường hầm hoặc các phòng kín, đủ hiểu là nó rộng lớn đến thế nào. Điều này có thể được lí giải bởi vì thành phố du lịch Paris tráng lệ đã được xây đi xây lại và đổi mới rất nhiều lần.
Toàn bộ hệ thống đường hầm này ngày nay được gọi là Hầm mộ Paris, đã từng là những gì còn lại của các mỏ đá được khai thác từ xa xưa và được mở rộng dần dần theo thời gian. Phần lớn lượng đá vôi dùng để xây dựng thành phố này được khai thác từ đây, nhưng khi thành phố phát triển quá nhanh, người ta phải tìm đến những mỏ đá ở xa thành phố hơn, và vì vậy mỏ đá này bị bỏ hoang từ đó.
Từ xa xưa, người Pháp đã tận dụng triệt để hệ thống đường hầm này trong suốt Thế chiến II và sau đó được biết đến phổ biến hơn cả trong suốt những năm 1990s. Nhà văn Victor Hugo đã sử dụng Hầm mộ Paris này để làm tư liệu tạo nên cuốn sách Les Misérables nổi tiếng lẫy lừng.
Ngày nay, một phần trong cả hệ thống đường hầm kì bí này đã được mở ra để cho khách tham quan với cái tên Hầm mộ Paris – the Catacombs of Paris.
Được người Do Thái xây dựng từ cuối thế kỉ 18, các nghĩa trang thành phố đã chật kín chỗ và các ngôi mộ phải chuyển ra ngoại ô thành phố, nên hệ thống đường hầm khổng lồ đã được tận dụng trở thành một nghĩa địa chứa hàng triệu hài cốt của người dân Paris. Xác người chỉ được vận chuyển vào ban đêm trong một đám rước tới buổi lễ an táng, trong khi các linh mục hát các bài thánh ca suốt dọc đường đến Hầm mộ.
Ban đầu, các hài cốt chỉ được tập trung vào một chỗ và chất lên thành đống. Thời gian dần trôi qua, số lượng hài cốt tăng lên và người ta đã thay đổi cách quy hoạch nghĩa trang và giờ đây bạn được thấy một nghĩa trang sắp xếp đầy đủ và cẩn thận.
Hầm mộ Paris đã thu hút sự chú ý và tò mò của rất nhiều người, thậm chí cả hoàng gia. Vào năm 1787, Lord of d’Artois – người mà sau này trở thành vua Charles X, đã xuống thăm hầm mộ cùng với những người của Tòa án thành phố. Năm 1814, François Đệ nhất – Hoàng đế của Áo đã ghé thăm nơi này khi ông cùng con trai có chuyến thăm thủ đô Paris. Các bức tường của hầm mộ được phủ kín những hình vẽ bởi mọi người cứ tới đây và để lại các dấu ấn của mình. Đến cuối thế kỉ 18, hầm mộ trở thành một điểm thu hút hàng trăm nghìn khách du lịch và mở cửa công khai cho tất cả mọi người tham quan vào năm 1867.
Bên trong các phòng trưng bày tối tăm và lối đi nhỏ hẹp của hầm mộ Paris, bạn sẽ lần lượt được chiêm ngưỡng những chiếc xương được sắp xếp dày đặc bên trong những bức tường loang lổ trông thật rùng rợn. Cảm giác lạnh gáy khiến cho hầu hết những khách tham quan đều bị ấn tượng sâu sắc, nhất là khi ở ngay trong một không gian chật chội, tối tăm, ẩm ướt và kì bí. Xương được đặt ở khắp mọi nơi, và tất cả cứ xếp chồng lên nhau đan xen hàng đống. Bạn chẳng thể biết được ai là ai trong số những chiếc xương đủ hình hài, kích thước này – có thể hộp sọ mà bạn đang nhìn thấy là của một quý tộc giàu có, mà cũng có thể chỉ là một người chết vì bệnh dịch hạch. Bạn chẳng thể nào đoán được điều gì.
Tôi đã tham khảo hàng chục bài review tham quan hầm mộ Paris và cũng đã ghé thăm nơi này vài lần, nhưng cảm giác sợ hãi rùng rợn xen lẫn với thích thú háo hức vẫn luôn nguyên vẹn. Phải thú thực là trong số tất cả các nơi kì lạ và ghê rợn tôi từng đi qua, nghĩa địa dưới lòng thành phố Paris này đích thực là nơi đáng sợ nhất. Nơi này mang trên mình một lịch sử đáng kinh ngạc, và mọi dấu vết thời gian đều có thể được nhìn thấy trên những bức tường có độ tuổi lên tới vài thế kỉ.
Còn một điều thú vị nữa mà bạn có thể không hề biết ngay cả khi đã đi tham quan hầm mộ Paris này, đó là một loạt các thông tin dưới đây:
- Độ sâu của hầm mộ tương đương với một toà nhà năm tầng
- Toàn bộ khu nghĩa địa có chiều rộng lên tới 2km
- Bạn phải mất ít nhất là 45 phút nếu muốn đi một vòng cả khu hầm mộ
- Nhiệt độ ở trong hầm mộ luôn ở mức 14 độ C, tạo ra một cảm giác lạnh lẽo rùng rợn
- Tổng diện tích của các đám rêu trong hầm lên tới 11,000 mét vuông
- Có hơn 6 triệu người dân Paris đã chết ở đây
- Trong chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các bên đều tận dụng đường hầm này để ẩn nấp và điều hướng kẻ địch
- Bên trong Hầm mộ Paris có những hồ nước bí mật và chưa được khám phá hết, nhưng hãy cẩn thận – một số người xuống tới đây đã tự do đi lại và bỏ mạng tại hầm!
Cách để đến được hầm mộ Paris không hề quá khó khăn. Bạn có thể đi tàu điện ngầm tới bến Denfert-Rochereau hoặc đi xe buýt số 38 hoặc 68. Bảo tàng mở cửa từ thứ ba đến chủ nhật, từ 10h sáng đến 8h30 tối và đóng cửa vào thứ hai.
Mỗi lần số người được vào trong hầm tối đa chỉ là 200 người/lần, nên mọi người sẽ phải xếp hàng rất dài. Kinh nghiệm đi hầm mộ Paris quan trọng nhất là bạn hãy đặt chỗ trước để không phải xếp hàng – nếu không bạn có thể phải xếp hàng đến vài tiếng đó! Trường hợp xấu nhất không thể đặt chỗ thì hãy nhớ đến thật sớm. Nếu bạn muốn được nghe băng giới thiệu (họ có Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Đức và Tiếng Tây Ban Nha), hãy đăng kí ở cửa vào với giá trả thêm 5 EUR. Cá nhân tôi thấy sự lựa chọn này thực sự thú vị và hữu ích vì chúng ta sẽ được biết thêm rất nhiều kiến thức hay ho đó.
Trải nghiệm tới Hầm mộ Paris thực sự là một trong những nơi thú vị nhất ở Paris, và tôi cực kì khuyên bạn nên ghé qua. Bạn chỉ mất khoảng một tiếng để khám phá toàn bộ khu vực mà lại được tìm hiểu vô số các kiến thức thú vị, vậy tại sao lại không chứ?
Một số thông tin về ONETOUR:Cơ sở ở Hà Nội:- Trụ sở chính: Tầng 1, tòa nhà Chelsea Park, 116 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội. - Tel: (024) 3783 6888 - Hotline: 097 555 3669 Cơ sở ở TP. Hồ Chí Minh:- Chi nhánh: Lầu trệt tòa nhà Tuấn Minh, Số 21 Huỳnh Tịnh Của, P.8, Q.3, Tp.HCM. - Tel: (028) 3622 9989 |