Đỉnh cao về nghệ thuật giao tiếp của người Nhật
Nói đến người Nhật Bản ai ai cũng biết đến họ là những người khá nguyên tắc, đúng giờ, cư xử lịch thiệp .. Đó chính là sự thể hiện đỉnh cao của nghệ thuật giao tiếp của con người xứ sở Phù Tang đã được thấm nhuần từ lúc còn bé. Chính vì những đức tính tốt đó đã khiên Nhật Bản trở thành một cường quốc số một số hai trên toàn thế giới.
Đỉnh cao về nghệ thuật giao tiếp của người Nhật :
Cúi nhưng không thấp
Trong giao tiếp, văn hóa chào hỏi người Nhật Bản thường có thói quen cúi người kể từ chủ tịch, giám đốc, nhân viên, hay một cô bé bán hàng dạo. Sự nhiệt thành của nó tạo nên một ấn tượng khó phai cho bất cứ một du khách nào đến du lịch Nhật Bản.
Trong giao tiếp, văn hóa chào hỏi người Nhật Bản thường có thói quen cúi người
Việc cúi người không tạo nên sự hèn kém mà chính nó làm tăng lên sự nể trọng của người đối diện. Ai có thể khinh thường đước sự niềm nở, khinh thường một người cúi chào mình, vẫy tay tạm biệt cho đến khi mình đi khuất. Văn hóa này của người Nhật Bản đã để lại một dấu ấn đặc biệt cho bất cứ một du khách nào tới Nhật Bản
Người Nhật có thói quen gập hơn nửa người cúi chào khách. Từ ông chủ tịch, tổng giám đốc của tập đoàn thực phẩm lớn như Acecook (Oaska) cho đến cô bé bán kem ở Lake Hill Farm (Jozankei) đều nhiệt thành ra tận xe, vẫy chào tạm biệt khách cho đến xe đi khuất hẳn.
Đức tính trung thực
Người Nhật Bản luôn rất trung thực, người ta cuoi việc nói dối, trộm cắp là một sự sỉ nhục, chính vì thế người Nhật thường dạy con trẻ từ nhỏ về đức tính trung thực.
Ở Nhật, bạn khó có cơ hội bắt taxi để đi một cuốc đường dài. Vì sao? Các bác tài sẽ tự chở bạn thẳng đến nhà ga tàu điện ngầm, kèm lời hướng dẫn “Hãy đi tàu điện ngầm cho rẻ”.
Điển hình ở các vùng nông thôn, người ta thường không có người chăm sóc mà chỉ làm thêm khi tan việc công sở. Mùa thu hoạch người ta đóng gói và ghi giá rõ rang bên cạnh một thùng tiền sau đó đi làm. Người Nhật tự mua và tự trả tiền vào trong thùng tiền đó, khi về người chủ chỉ cần mang thùng tiền về là được.
Không phải gửi đồ khi tới các siêu thị Nhật Bản
Các con đường mua sắm, các đại siêu thị ở Hokkaido, Sapporo hay Osaka... cũng không nơi nào bạn phải gửi giỏ/túi xách. Quầy thanh toán cũng không đặt ngay cổng ra vào. Người Nhật tự hào khẳng định động từ "ăn cắp vặt" gần như đã biến mất trong từ điển.
“No noise” - không ồn
Người Nhật đều rất hạn chế việc gây ra tiếng ồn, những phương tiện giao thông trên tàu cao tốc họ đều phải xây dựng hệ thống hàng rào cách âm để tránh tiếng ồn tới các khu dân cư. Các sân bay cũng phải xây dựng ở xa trung tâm hoặc trên các đảo nhân tạo.
Sân bay Kansai được xây dựng ở đảo nhân tạo
Bình đẳng
Ngay từ nhỏ các trẻ em Nhật Bản đã được dạy về vấn đề bình đẳng, trường học luôn khuyến khích trẻ nhỏ đi bộ đến trường. Nhà xa thì sử dụng xe của trường đưa đón. Hầu như các trường đều không chấp nhận việc đưa đón học sinh bằng xe hơi.
Những người lao động thường mặc đồng phục vest đen
Đồng phục vest đen là phổ biến nhất từ những người gác cổng, ông chủ hay một nhân viên bán hàng, không phân biệt đẳng cấp mà nó là sự thể hiện mọi người đồng long lao động.
Xem thêm những tour du lịch Nhật Bản hấp dẫn tại đây : http://onetour.vn/diem-den/du-lich-nhat-ban.html
Bài viết : Đỉnh cao về nghệ thuật giao tiếp của người Nhật