Những con nghiện du lịch. Rất có thể đấy, nếu bạn đang đọc trang web này, thì bạn có khả năng trở thành một trong những con nghiện này (hoặc sẽ, nhưng mà cũng sớm thôi). Nếu bạn suốt ngày mơ mộng đến những chuyến hành trình đến những vùng đất xa lạ, luôn ghim những hình ảnh ấy ở trong đầu, hoặc là thường xuyên cập nhật thêm vào danh sách Điểm đến mơ ước của mình khiến nó dài như vô tận, thì xin chúc mừng, bạn chính là kẻ cuồng du lịch.
Đáng tiếc (hay là chúc mừng?), chẳng có thuốc chữa trị cho căn bệnh cuồng này đâu.
Một khi bạn đã bị ảnh hưởng bởi cơn nghiện này, chúng sẽ không bao giờ buông tha cho bạn. Nó chỉ ngày càng tệ hơn thôi. Bạn sẽ bị căn bệnh này theo đuổi đến hết đời!
Nhưng không sao, bạn không cô độc với “căn bệnh” này đâu. Tôi cũng bị “căn bệnh” này, và tất cả mọi thứ liên quan đến du lịch. Việc đi du lịch cứ luôn lảng vảng trong đầu tôi, và tôi liên tục lên kế hoạch cho những chuyến đi tiếp theo. Nghe quen không?
Nếu bạn đang lo ngại về việc bạn cũng nhiễm phải “căn bệnh” nghiện du lịch này, thì dưới đây là các dấu hiệu cho thấy bạn cũng bị cuồng du lịch:
Bạn bắt đầu mọi câu chuyện với mẫu câu “Cái hồi mà tôi ở…”
Bạn suốt ngày hỏi bạn bè để đi du lịch chung.
Bạn xem mọi thứ liên quan đến du lịch trên Netflix.
Bạn luôn theo dõi mọi tập phim mới nhất của chuỗi Hành Trình khám phá trên tivi.
Bạn đọc những cuốn sách hướng dẫn du lịch chỉ để cho vui.
Bạn suốt ngày lên kế hoạch về những chuyến đi mà bạn sẽ chẳng bao giờ đi.
Google Flight, VietAir.tv gần như là trang chủ trên máy tính của bạn.
Bạn đăng kí nhận bản tin của hầu hết các hãng hàng không trên khắp thế giới.
Bạn luôn hỏi mọi người “Anh/ chị từ đâu tới?” trong khi bạn có thể tự đoán được dựa vào tông giọng nói của họ.
Bạn đi dép tông trong phòng tắm.
Bạn cứ tự động cất giấy vệ sinh bất cứ nơi nào bạn đến.
Google dịch và những trang quy đổi ngoại tệ là những ứng dụng bạn sử dụng nhiều nhất trên điện thoại.
Bạn có nhiều hơn một đồng tiền tệ trong ví. (Bạn sẽ nói là, ồ, chỉ là để đề phòng thôi).
Bạn luôn có sẵn một vali đã sắp sẵn quần áo, để sẵn sàng cho mọi chuyến đi.
Bạn có một danh sách các bài hát chuyên để nghe khi đi tàu, xe khách hoặc máy bay.
Bạn đọc tên các thành phố bằng mã sân bay thay vì tên chính thức của nơi đó.
Bạn có nhiều SIM điện thoại đến mức bạn chẳng thể đếm hết được.
Bạn có thể đoán được một người vừa trở về từ nước nào bằng những hình thù in trên áo phông của họ (Same Same = Thái Lan, Sao vàng = Việt Nam).
Bạn đã lên hạng bạch kim ở rất nhiều hãng hàng không.
Bạn tham gia những buổi hội thảo về du lịch vài lần mỗi năm.
Bạn không dùng tranh treo tường – bạn treo toàn bản đồ.
Nếu bạn không ghé thăm nơi nào trong vài tháng, bạn sẽ bị cuồng chân và bứt rứt.
Bạn có thể dễ dàng qua khu kiểm soát an ninh ở sân bay, kể cả nhắm mắt luôn.
Bạn dành tới 2 giờ mỗi ngày chỉ để đọc các blog về du lịch và những trang web chia sẻ kinh nghiệm du lịch.
Bạn đăng kí nhận bản tin của hàng loạt các tạp chí du lịch.
Dù cho bạn có đi nhiều nơi đến thế nào, danh sách các điểm đến mơ ước của bạn cứ ngày một dài thêm.
Mỗi khi cân nhắc giá cả của thứ gì định mua, bạn sẽ so sánh giá đó với chi phí của điểm đến tiếp theo mà bạn định đi. “Chiếc TV này đáng giá những 10 ngày ở Paris. Vậy nên hãy lấy chiếc này đi, nó đáng giá có 5 ngày thôi!”
Bạn không sử dụng các chương trình hoàn tiền. Bạn đổi điểm, để tiếp tục sử dụng.
Bạn có cả một bộ sưu tập những chiếc thẻ hành lý được tặng bởi bạn bè và gia đình trong các kì nghỉ.
Bạn làm như mình là một người viết về du lịch.
Khi ai đó hỏi bạn về sở thích của bạn, thì mọi câu trả lời đều có từ “du lịch”.
Một số người khóc khi phải rời khỏi nhà. Còn bạn, bạn khóc khi nhận ra phải trở về nhà.
Bạn đã điền kín cả quyển hộ chiếu mới ngay khi vừa trôi qua một năm.
Bạn thậm chí còn lên kế hoạch du lịch cho mười năm tiếp theo.
Bạn để lại những quyển hướng dẫn du lịch trong giá sách như kiểu huy chương.
Bạn có một hình xăm hình bản đồ ở đâu đó trên cơ thể bạn.
Bạn nghĩ về chuyến du lịch tiếp theo, ngay cả khi bạn đang trong một chuyến du lịch.
Những người bạn chẳng bao giờ nó với bạn một câu từ hồi mẫu giáo đến giờ, tự dưng nhắn tin Facebook cho bạn để hỏi về lời khuyên cho chuyến du lịch tiếp theo của họ.
Bạn viết một bài về những kẻ nghiện du lịch.