- Nét hấp dẫn trong chuyến du lịch Đài Loan
- Thời điểm thích hợp du lịch Đài Loan là khi nào?
Đến với ONETOUR và khám phá những kinh nghiệm du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn để có thể tận hưởng chuyến du lịch lý thú và hấp dẫn nhất nào các bạn:
Danh Mục Nội Dung [Hiện] |
Những kinh nghiệm du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn
Để cụ thể thêm và cung cấp những thông tin chi tiết hơn trong bí kíp du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn mời các bạn đến với nội dung dưới đây:
1. Kinh nghiệm chọn lựa thời điểm thích hợp du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn
Đầu tiên, phải kể tới việc lựa chọ thời điểm thực hiện chuyến du lịch bởi đây là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên hành trình trọn vẹn. Vậy thời điểm nào lầ thích hợp để du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn?
Theo kinh nghiệm du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn thì đó là những tháng hè thu từ tháng 5 đến tháng 11. Đây là thời điểm khí hậu mát mẻ, cảnh quan quang đãng, thích hợp cho việc thăm thú, tản bộ qua những con phố cổ 1300 tuổi và cho những ai thích chụp những bộ hình sống ảo.
Tuy nhiên, vì đây là mùa du lịch, du khách sẽ không tránh khỏi tình trạng đông đúc và quá tải, đặc biệt là tuần đầu tháng 5 (kì nghỉ lễ Quốc tế Lao động), tuần đầu tháng 10 (kì nghỉ lễ Quốc Khánh Trung Quốc) và dịp Trung Thu.
Từ tháng 12 đến tháng 4 là mùa đông - xuân, khí hậu tương đối khắc nghiệt, mưa nắng thất thường sẽ ảnh hưởng đến lịch trình du lịch của ban. Tuy nhiên, đây không phải mùa du lịch nên giá vé và giá phòng cũng rẻ hơn, du khách cũng sẽ cảm thấy thoải mái, không bị xô bồ, ồn ã.
Ngoài ra, kinh nghiệm đi du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn cho biết vào thời điểm này, trấn cổ lại có tuyết rơi, băng tan vì thế cảnh vật rất khác lạ.
2. Một số kinh nghiệm xin visa Trung Quốc đi du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn
Như bạn biết, 2 nước Việt Nam và Trung quốc có quan hệ láng giềng thân thiết với nhau nên việc xin Visa đi Trung Quốc vô cùng dễ dàng và không quá mất nhiều công sức. Bạn có thể tham khảo một số dịch vụ làm visa uy tín trên Google để biết thêm về hồ sơ và thủ tục nhé.
Thông thường nếu bạn muốn xin tự túc thì sẽ mất tầm một tuần. Nếu đã từng đi một số nước qua khu vực Đông Nam Á rồi thì việc xin Visa của bạn sẽ nhanh hơn. Kinh nghiệm du lịch bụi Phượng Hoàng Cổ Trấn khuyên những bạn chưa từng đi lần nào thì nếu chưa các bạn cần có hợp đồng lao động hoặc giấy chứng nhận sinh viên.
3. Kinh nghiệm di chuyển khi đi du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn
Ngày nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đã phát triển hệ thống giao thông đi lại. Trung Quốc cũng vậy. Để giúp các bạn thuận tiền và dễ dàng hơn khi đi du lịch trấn cổ này thì bạn có thể tham khảo nga những thông tin sau:
3.1. Phương tiện du lịch đến Phượng Hoàng Cổ Trấn
Máy bay
Một trong những cách di chuyển tới trấn cổ thuận tiện nhất và giá cả cũng khá hợp lý là máy bay. Với phương tiện này, du khách có thể đặt vé máy bay đi Quảng Châu, tham quan, nghỉ ngơi ở Quảng Châu.
Sau đó chuyển tiếp chuyến bay tới Trương Gia Giới tham quan và khám phá và tiếp tục di chuyển bằng ô tô tới Phượng Hoàng Cổ Trấn. Hiện tại, từ Việt Nam bạn có thể đặt vé máy bay của Vietnam Airlines và Jetstar cho các hành trình đi Quảng Châu, Trung Quốc.
Tàu hỏa
Hướng dẫn du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn, nếu đi bằng tàu hỏa, các bạn hãy lựa chọn đi từ ga Gia Lâm đến Nam Ninh. Từ Nam Ninh, các bạn lại đi tàu hỏa tiếp đến ga Cát Lợi (Trương Gia Giới).
Từ Trương Gia Giới đi xe buýt là đến Phượng Hoàng Cổ Trấn. Theo kinh nghiệm thì các bạn nên dành 1 ngày đi chơi ở Trương Gia Giới sau đó hãy tới Phượng Hoàng Cổ Trấn.
Ô tô
Nếu nói đến phương tiện phổ biến nhất trong chuyến đi này thì kinh nghiệm du lịch Trung Quốc Phượng Hoàng Cổ Trấn xin được nói rằng ô tô là phương tiện được mọi người ưa chuộng nhất.
Tuy nhiên, con đường đến Phượng Hoàng Cổ Trấn sẽ phức tạp hơn rất nhiều. Các bạn đi ô tô từ Hà Nội tới Cửa Khẩu Hữu Nghị. Đến Cửa Khẩu Hữu Nghị thì các bạn sẽ đi xe điện đến chỗ làm thủ tục nhập cảnh.
Nhập cảnh xong, các bạn đi bộ ra chỗ bến xe. Xe sẽ đi từ Cửa Khẩu Trung Quốc đến Ga Nam Ninh. Và tiếp đến là tìm cách di chuyển tham quan du lịch tại Phượng Hoàng Cổ Trấn nữa thôi.
3.2. Phương tiện du lịch ở Phượng Hoàng Cổ Trấn
Đi bộ
Không phải nói nhưng đi bộ luôn là những gì mà bạn bắt buộc phải làm trong khi đi du lịch dù bất cứ nơi đâu. Chắc chắn là bạn không thể ngồi trên bất kỳ một phương tiện nào cả ngày mà không đi đứng bằng đôi chân của mình phải không nào?
Khi đi du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn bằng đường bộ, bạn có thể thả dạo bước chân trên những cây cầu bắc qua sông cũng như ngóc ngách, phố nhỏ.
Vì vậy, đi bộ sẽ giúp bạn chủ động thăm thú được ngôi nhà cổ, lướt qua những khu chợ nhiều màu sắc và dừng lại thưởng thức đặc sản của thị trấn cổ bất cứ lúc nào.
Taxi
Nếu không thích đi bộ thì bạn cũng có thể chọn phương tiện là Đường ở trong Phượng Hoàng Cổ Trấn thuận dốc nên đi bộ khá dễ dàng, tuy nhiên bạn vẫn có thể gọi taxi nếu muốn tham quan được nhanh hơn. Taxi loanh quanh ngoài thành vào đến thành cổ cỡ khoảng 10 – 20 tệ.
Tàu thuyền
Khi đi du lịch đến Phượng Hoàng Cổ Trấn, bạn sẽ được giới thiệu tour ngắm cảnh cổ trấn trên thuyền xuôi dòng Đà Giang. Trải nghiệm ngồi thuyền trên sông Đà Giang khá chông chênh nhưng cũng rất đáng để thử.
Bạn sẽ không chỉ được nhìn ngắm cảnh đẹp trên sông mà còn có thể hiểu hơn về đời sống sinh hoạt của người dân sống cạnh dòng sông. Thật thú vị phải không?
4. Những địa điểm du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn
Được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho vẻ đẹp hùng vĩ, thơ mộng của núi rừng, hòa quyện với sự cổ kính, yên bình và lãng mạn của thành cổ, Phượng Hoàng Cổ Trấn tạo nên bức tranh sơn thủy hữu tình có 1-0-2.
Khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Trương Gia Giới
Môt trong những điểm du lịch nổi tiếng tại trấn cổ mà bí kíp du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn của ONETOUR muốn giới thiệu cho bạn là Trương Gia Giới. Địa danh này nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc.
Đặc biệt địa hình ở đây khá độc đáo, giữa khu vực nhô lên của vùng cao nguyên hai tỉnh Vân Nam, Quý Châu và vùng trũng xuống của hồ Động Đình. Chính điều này đã góp phần tạo nên cảnh đẹp thần tiên, từ núi non, sông nước hữu tình đến những thung lũng nên thơ, khu rừng nguyên sinh hoang dã.
Theo kinh nghiệm du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn - Trương Gia Giới thì nơi đây còn được mệnh danh là “Pandora trên trái đất” với rừng đá sa thạch hùng vĩ. Nó cách khu vực trung tâm của Trương Gia Giới khoảng 20 phút lái xe.
Đây là công viên tự nhiên, bởi có hơn 3.000 cột và vách đá, với cột cao 800m. Giữa các cột đá là những hang động và khe núi, suối, cây bản địa, nơi sinh sống của nhiều loài động thực vật khí hậu ôn đới.
Thiên Môn Sơn
Khu du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn còn có Thiên Môn Sơn, một trong những ngọn núi tuyệt đẹp cũng như đặc biệt nhất Trương Gia Giới. Để lên được tới đỉnh để tham quan và cầu nguyện, du khách phải đi hết con đường dài 11 km uốn lượn quanh núi.
Con đường này khá dốc, tăng độ cao từ 200 m lên tới 1.300 m với 99 khúc cua ngoằn ngoèo tới chóng mặt. Tuy nhiên, hệ thống cáp treo phần nào giúp du khách nhanh chóng đến gần hơn với Cổng trời.
Tới chân núi mới được nửa hành trình du lịch, muốn lên tới Cổng Trời du khách phải leo 999 bậc thang bằng đá, thẳng đứng, chia làm 3 làn, có tay vịn nên cũng bớt nguy hiểm và mệt nhọc hơn.
Gian nan là vậy nhưng ngay khi đặt chân lên tới đỉnh của địa điểm du lịch ở Phượng Hoàng Cổ Trấn này, cả một khung cảnh bồng lai như ở cõi Phật hiện ra trước mắt khiến ai ai cũng cảm thấy mãn nguyện.
Bắc Môn Cổ Thành
Bắc Môn Cổ Thành, hay còn được người dân nơi đây gọi là "Tòa Tháp Phía Bắc", nằm ở phía Bắc của Phượng Hoàng Cổ Trấn được xây dựng dưới thời nhà Minh, là một trong những di sản văn hóa được nhà nước công nhận.
Tòa tháp này là một công trình lâu đời gắn liền với những thăng trầm lịch sử của Phượng Hoàng Cổ Trấn và đời sống tinh thần của người dân nơi đây.
Hiện nay tòa tháp vẫn được trùng tu và bảo tồn rất tốt, có thể thấy được tầm quan trọng của nó đối với việc gìn giữ những giá trị văn hóa cổ xưa của Trung Hoa.
Cầu Hồng Kiều
Hồng Kiều được xây dựng vào cuối thời Minh, đầu thời Thanh – cách đây cũng đã hơn 300 – năm chủ yếu bằng vật liệu gỗ và đá. Đây cũng là địa danh nổi tiếng ở Phượng Hoàng Cổ Trấn.
Cầu được xây với lối kiến trúc cổ, bao gồm hai tầng: tầng 1 chủ yếu dùng để đi lại lưu thông giữa hai bên bờ; tầng trên được xây dựng với mục đích dùng làm chỗ vãng cảnh và thờ tự.
Điểm độc đáo là bên cạnh cây cầu chính nối hai bên bờ sông với bốn trụ đá, du khách có thể đi trên cây cầu đá nhỏ hơn trực tiếp dẫn đến tầng hai của Lầu. Chính hai cây cầu đá xếp chồng lên nhau đã tạo nên nét đặc sắc trong kiến trúc của Lầu Phong Thúy Hồng Kiều
Các con phố cổ trong trấn
Ở Phượng Hoàng Cổ Trấn, nếu phải chọn một khoảng thời gian đẹp nhất trong ngày thì thật khó vì nét quyến rũ của thị trấn nhỏ này thay đổi từng khoảnh khắc.
Buổi sáng, bạn hãy dậy thật sớm và chạy bộ dọc bờ sông Đà Giang, cái se lạnh của sáng sớm sẽ khiến bạn phải rùng mình. Bạn sẽ bắt gặp cảnh tượng sương giăng mờ kín trên Đà Giang, mọi thứ đều hiện lên mờ ảo như trong truyện cổ tích vậy.
Khi trời hửng nắng, chia sẻ kinh nghiệm du lịch trấn cổ gợi ý bạn nên cầm chiếc máy ảnh và lang thang khắp trấn cổ sẽ bắt ngay được những khoảnh khắc ấn tượng. Bạn có thể len lỏi vào sạp bán đồ mỹ nghệ hoặc thổ cẩm của dân tộc Thổ.
Tại đây bạn tha hồ lựa chọn những món đồ như: áo, túi, thảm thổ cẩm hoặc những sản phẩm mỹ nghệ bé xinh, … Những thứ này mà làm quà lưu niệm thì còn gì bằng.
Chiều tắt nắng, hoàng hôn buông xuống, Phượng Hoàng Cổ Trấn như một bức tranh thuỷ mặc. Tối đến, đèn lồng giăng khắp các ngõ ngách khiến cả cổ trấn như sáng bừng lên lộng lẫy.
5. Những món ăn nhất định phải thử khi đến Phượng Hoàng Cổ Trấn
Đừng chỉ hòa mình vào cảnh đẹp mà lãng quên những món ăn hấp dẫn của trấn cổ nhé. ONETOUR gợi ý một số món ngon đặc sản của trấn:
Lẩu cá cay
Lẩu cá cay là đặc sản quen thuộc của Phượng Hoàng Cổ Trấn. Cá được đánh bắt từ con sông Đà Giang ngay thị trấn và được chế biến ngay khi vừa vớt lên nên vẫn giữ nguyên được vị ngọt, thịt rất dai và bùi.
Vì khí hậu ở Phượng Hoàng Cổ Trấn se se lạnh nên các món ăn ở đây hầu như đều cay. Có lẽ bởi đây là cách làm ấm bụng của người dân nơi đây. Bạn có thể gọi thêm rau xào để ăn cùng với lẩu.
Một điều bạn nên biết là, không giống như ở Việt Nam, khi ăn lẩu, chúng ta thường ăn kèm với mì, bún hay phở, … nhưng ở Phượng Hoàng Cổ Trấn, lẩu cá cay sẽ được ăn kèm với cơm trắng.
Mì ở trấn Phượng Hoàng
Dân du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn vẫn thường rủ rỉ tai nhau: Ở đó, bát mì thơm ngọt vị thịt xương và nghi ngút khói tỏa mùi vị rất đặc trưng. Các bạn nên ghé để thưởng thức, quán nào càng nhỏ, càng cổ thì mì sẽ càng ngon.
Mì ở Phượng Hoàng Cổ Trấn khá đa dạng với 3 kiểu mì chính: mì sủi cảo, mì hoành thánh và mì sợi. Vì thế khi gọi món bạn phải chỉ đích danh kiểu mì để không nhầm lẫn.
Vịt hầm tiết, gạo nếp
Vịt hầm tiết tiết, gạo nếp là món ăn đặc sắc không chỉ nổi tiếng ở vùng Tương Tây mà còn trong Phượng Hoàng Cổ Trấn. Chắc cũng bởi thời tiết se lạnh của cổ trấn, sì sụp bát súp vịt hầm đã trở thành một món ăn yêu thích của thực khách.
Cách chế biến món ăn này có phần hơi cầu kỳ. Đầu tiên, ngâm gạo nếp trong nước rồi đổ vào bát. Tiếp theo, trộn đều gạo với tiết, hấp cách thủy và cắt thành nhiều miếng trước khi chiên bằng dầu nóng.
Trong lúc chiên gạo nếp trộn tiết, người ta tranh thủ hầm vịt. Khi vịt có vẻ nhừ, họ nhồi gạo nếp trộn tiết vào trong, thêm thắt một chút gia vị và hầm thêm một chút cho tới khi vịt chuyển màu vàng nhạt là ăn được.
6. Một số lưu ý khi du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn
- Ngoại tệ: Các bạn nên đổi dư tiền, tiêu không hết có thể đổi lại khi về. Ở trấn Phượng Hoàng có rất ít cây ATM, và cũng không nhận thẻ tín dụng khi mua đồ hay ăn uống.
- Ngôn ngữ: Trung Quốc không dùng tiếng Anh, hầu như là dùng tiếng phổ thông, mà nếu không biết tiếng, bạn dùng cử chỉ để ra hiệu cũng được. Tải app Pleco (từ điển Trung có sẵn để tra từ, sau đó đưa cho người bản xứ nhìn thay cho việc diễn tả)
- Mạng Internet: Tải betternet để dùng facebook và viber, vì ở Trung Quốc chặn mạng quốc tế.
- Giá cả: Nên mặc cả vì chắc chắn sẽ được giảm giá nhé.
Như vậy onetour.vn đã gửi đến bạn kinh nghiệm du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn gần như không còn thiếu sót gì đâu nhé. Chúc các bạn có chuyến đi an lành và lý thú!