- 10 nỗi sợ phổ biến về việc đi du lịch một mình
- Kinh nghiệm đi du lịch cùng trẻ con bạn không thể bỏ qua
Tôi đã từng nhận được rất nhiều câu hỏi về việc chăm sóc sức khoẻ trên những chuyến hành trình dài ngày, như kiểu làm thế nào để không bị ốm, lỡ bị ốm thì phải làm gì, có cần chuẩn bị gì về thuốc thang hay không, và rất nhiều câu hỏi khác nữa. Tôi đã có dịp gặp gỡ và hỏi thăm một vài người làm trong ngành y tế, và từ đó lên được một bài tổng hợp về những điều cần chuẩn bị cho bộ đồ nghề sơ cứu khi đi du lịch để chia sẻ với các bạn.
Một bộ đồ nghề sơ cứu là một phần không thể thiếu trong hành lý của bất cứ người du lịch phượt nào, nhưng rõ ràng là không phải phượt thủ nào cũng biết họ nên mang gì theo. Vậy nên bài viết này sẽ đưa ra các kinh nghiệm chuẩn bị đồ sơ cứu khi đi du lịch và các lưu ý khác nữa về chủ đề này.
Tôi đã từng đi du lịch vòng quanh thế giới trong suốt gần một chục năm vừa qua, và tôi đã từng gặp các chuyện dở khóc dở cười trên đường đi nhiều tới nỗi không thể nhớ hết. Có một số tai nạn khi đi du lịch khá đáng nhớ, như hồi tôi đi tình nguyện ở một vùng gần sa mạc Sahara, hay rừng rập ở Kalimantan và Borneo, khi đó tôi đã chứng kiến những cách thô sơ và nguy hiểm nhất mà người ta xử lý những vết thương to nhỏ khác nhau.
Tôi đã làm điều này hàng trăm lần: chuẩn bị đồ sơ cứu khi đi du lịch, và cũng đã tích cóp được rất nhiều kinh nghiệm khác nhau từ mỗi chuyến đi. Mọi thứ luôn thay đổi, nên bạn chuẩn bị càng kĩ thì khả năng an toàn và sống sót của bạn càng cao.
Một bộ đồ nghề sơ cứu là rất cần thiết, nhưng đừng quá tham lam để bị hành lý quá khổ. Bạn không cần phải mang cả tủ thuốc ở nhà đi đâu.
Một bộ đồ sơ cứu khi đi du lịch tiêu chuẩn rất đơn giản nhưng sẽ bao gồm các thứ tuỳ vào địa điểm và tình hình nơi bạn sắp tới. Và quan trọng hơn cả là mọi thứ sẽ dễ dàng sử dụng mà không cần phải hướng dẫn cụ thể. Và dưới đây là các đồ nghề cần thiết nhất, theo kinh nghiệm chuẩn bị đồ sơ cứu của tôi:
Danh Mục Nội Dung [Hiện] |
1. Băng y tế
Không cần phải nói nhiều, đây là vật dụng cơ bản của bất cứ bộ đồ sơ cứu nào. Từ những tình huống cơ bản nhất như cứa vào cỏ hoặc đứt tay, bạn sẽ luôn cần đến một miếng băng dán cá nhân ở nhiều kích cỡ khác nhau. Nếu bạn chuẩn bị đi leo núi và trước đó bạn không hề làm quen với các loại hình luyện tập cường độ cao, hãy chuẩn bị một cuộn băng vải. Những thứ này bán ở khắp các hiệu thuốc trên đường đi nên bạn có thể dự trữ và mua thêm mỗi khi gần dùng hết.
2. Gạc
Gạc là thứ nhất định phải có trong một bộ đồ cứu thương cơ bản khi đi du lịch. Tôi chưa bao giờ bỏ quên thứ này, và hầu hết khi có chuyện gì xảy ra trên đường thì gạc luôn cực kì hữu dụng. Chúng có thể dùng để bịt vết thương hở, lau các vết thương, cầm máu, lau máu chảy và thậm chí có thể sử dụng thay cho băng cá nhân trên các vết thương nhỏ và vừa.
Một vết thương được băng bó sạch sẽ với gạc và băng dán có thể đủ cho bạn cầm cự cho tới khi gặp được bác sĩ. Loại gạc tốt nhất để mang theo thường là loại có bọc nilon cho từng miếng, để bạn không cần phải cắt chúng khi cần gấp và cũng giữ vệ sinh hơn là miếng lớn.
3. Băng chun
Khi bạn có một vết thương lớn mà băng cá nhân không đủ để che chắn lại, thì một cuộn băng chun là cực kì cần thiết trong bộ đồ sơ cứu khi đi du lịch, bởi bạn có thể dùng chúng để băng bó và cố định vết thương cho tới khi tìm được sự trợ giúp. Bởi vì bạn sẽ chỉ dùng chúng trong trường hợp khẩn cấp để đợi một sự trợ giúp khác, nên không cần mang quá nhiều, chỉ một đến hai cuộn là tối đa.
4. Một chiếc kéo nhỏ
Đây là thứ thường có sẵn trong các bộ sơ cứu mua sẵn (hoặc mua lẻ cũng được) và chúng sẽ rất hữu dụng khi bạn cần cắt gạc hoặc băng chun y tế. Chỉ cần lưu ý một điều là hãy bỏ chúng trong hành lý kí gửi khi bạn đi máy bay, nếu không bạn sẽ bị các nhân viên sân bay tịch thu đó.
5. Nhíp
Nhíp cũng là một vật dụng cần thiết trong bộ cứu thương cơ bản và rất có ích khi cần gắp bỏ các vết bẩn khi làm sạch vết thương và rất nhiều tác dụng khác nữa.
6. Khăn sát trùng
Đây là một thứ rất dễ bị bỏ qua khi chuẩn bị đồ cứu thương, nhưng khăn sát trùng hoá ra lại là một phần cực kì quan trọng. Không ai muốn vết thương của mình bị nhiễm trùng, và khăn sát trùng là cực kì phù hợp để làm sạch vết thương trước khi xử lý. Chỉ cần một gói nhỏ là đủ cho cả chuyến đi.
7. Bao cao su
Bên cạnh mục đích chính của nó (tình dục an toàn) thì vật dụng nhỏ bé này lại phát huy tác dụng tuyệt vời khi cần mang nước trong trường hợp khẩn cấp, hoặc thậm chí là để đựng đá chườm cũng được. Tôi chưa từng gặp trường hợp nào như vậy, nhưng cũng nên chuẩn bị sẵn một số trong bộ đồ sơ cứu khi đi du lịch của bạn, không thừa đâu.
8. Thuốc giảm đau
Một vỉ thuốc paracetamol cơ bản hoặc bất cứ cái tên nào quen thuộc đều có thể sử dụng. Loại thuốc này không cần phải mua loại quá xịn, bạn chỉ cần một loại cơ bản để giảm đau khi đau đầu hoặc các vết nhức.
9. Thuốc mỡ kháng sinh
Hầu hết tất cả chúng ta đều trải qua ít nhất một lần việc bị côn trùng cắn, và nếu không cẩn thận nó sẽ trở thành một vết thương lớn và dai dẳng. Chính vì thế tôi đã đưa ra một lưu ý khi chuẩn bị đồ sơ cứu đi du lịch là mang theo một tuýp thuốc mỡ kháng sinh nhỏ, và bạn sẽ tránh khỏi việc bị ngứa và sưng với các vết thương kiểu vậy.
10. Kem sát trùng
Bạn chỉ cần mang theo một tuýp kem sát trùng bất kì để xử lý các vết thương và vết xước. Điều này sẽ giúp vết thương mau lành và hạn chế sự nhiễm trùng.
Với các vật dụng nêu trên, bạn hoàn toàn có thể cân đối lại thêm bớt những thứ khác để phù hợp cho chuyến đi của bạn, tuỳ thuộc vào địa điểm bạn sắp tới. Với những người có các căn bệnh riêng thì bộ đồ cứu thương khi đi du lịch sẽ cần thêm các thứ đặc biệt khác, nhưng với hầu hết mọi người thì danh sách trên đây sẽ đáp ứng đầy đủ hầu hết các tình huống.
Có những chuyến đi bạn sẽ chẳng cần sử dụng đến bất cứ thứ đồ sơ cứu nào, nhưng bạn không thể nói trước được điều gì. Tôi cũng mong bạn sẽ không bảo giờ phải dùng đến chúng, nhưng cẩn thận vẫn hơn. Hãy tham khảo các kinh nghiệm chuẩn bị đồ sơ cứu khi đi du lịch để giữ an toàn cho bản thân trong các chuyến đi nhé.
Một số thông tin về ONETOUR:Cơ sở ở Hà Nội:- Trụ sở chính: Tầng 1, tòa nhà Chelsea Park, 116 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội. - Tel: (024) 3783 6888 Cơ sở ở TP. Hồ Chí Minh:- Chi nhánh: Lầu trệt tòa nhà Tuấn Minh, Số 21 Huỳnh Tịnh Của, P.8, Q.3, Tp.HCM. - Tel: (028) 3622 9989 |